Cạnh tranh không nổi lư đồng công nghiệp, nghệ nhân bỏ làng nghề trăm tuổi

Những ngày cận 2024, các nghệ nhân ở làng nghề đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp, TPHCM) vẫn tất bật hoàn thiện các đơn hàng để kịp giao các vựa ở miền Tây, Chợ Lớn,….

Bước vào trong làng, tiếng gõ búa, tiếng dùi chạm trổ hoa văn trên những bộ lư đồng vẫn cứ đều đặn vang lên. Giữa buổi trưa, một số lò nung đồng vẫn đỏ lửa để cố gắng giữ lại nghề truyền thống cha ông.

Theo các nghệ nhân, làng đúc đồng An Hội hình thành từ giữa thế kỷ 19 và nay là làng đúc đồng thủ công duy nhất còn sót lại ở TPHCM. Trải qua bao thăng trầm, hiện nay làng đúc đồng An Hội chỉ còn 4 lò kiên trì bám trụ với nghề.

Ông Trần Quốc Kiển, chủ cơ sở lư đồng Quốc Kiển cho biết, làng đúc đồng An Hội hoạt động quanh năm, nhưng chỉ nhộn nhịp từ tháng 10 đến tháng 12 Âm lịch. Thời điểm này, các xưởng đúc lư đồng hoạt động hết công suất, thợ và các nghệ nhân chạm trổ phải làm việc từ sáng sớm đến đêm khuya.

Theo ông Kiển, lư đồng An Hội với đặc điểm làm thủ công nên vẫn được những khách hàng kỹ tính ưa chuộng trang trí dịp Tết. Tuy vậy, lượng khách hàng ngày càng giảm đi, vì vậy, số lượng nghệ nhân cũng dần giảm theo.

So với năm ngoái, năm nay tình hình của các hộ dân làm lư ảm đạm hơn nhiều, đơn hàng mới chỉ lác đác trong khi hàng tồn kho còn rất nhiều. Những năm trước cơ sở của ông có hơn 30 người làm thì năm nay lượng thợ ở xưởng ông cũng giảm còn 13 người.

“Trước đây phải 30 người làm tất bật thì mới đủ sản phẩm để kịp giao cho các đại lý dịp Tết. Tuy nhiên năm nay dù chỉ còn 13 người nhưng sản phẩm vẫn tồn kho rất nhiều”, ông Kiển thở dài, nói.

Theo chia sẻ của các nghệ nhân ở làng lư đồng An Hội, làng nghề đúc đồng truyền thống nay khó cạnh tranh với các sản phẩm lư công nghiệp. Các sản phẩm lư đồng truyền thống bán khá chậm nên các cơ sởthiếu vốn để trữ hàng, mua đồng nguyên liệu.

Hiện nay, các nghệ nhân chủ yếu lấy công làm lời, thu nhập rất thấp và cực nhọc nên phần lớn họ chuyển nghề, trẻ thì không mặn mà với nghề suốt ngày phải đục đẽo.

Theo các nghệ nhân, một bộ lư truyền thống phải có: Đôi hạt, lư, đôi chân đèn, bình bông, dĩa, chung rượu, cấm hương,… Để tạo ra một bộ lư đồng hoàn chỉnh thì nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức.

Trước tiên người thợ phải làm khuôn và nung, tiếp đến sẽ nấu đồng tan chảy để đổ vào khuôn, sau khi đồng nguội sẽ để lấy sản phẩm ra để chạm họa tiết và đánh bóng.

Với công đoạn cầu kì, lắm công phu nên mỗi bộ lư đồng phải mất khoảng 20 ngày mới ra được bộ sản phẩm hoàn chỉnh.From: game casino

Sau khi sản phẩm hoàn thiện sẽ theo chân thương lái ngược ra miền Bắc, miền Trung, xuôi về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, thậm chí xuất qua Lào, Campuchia, Myanmar…

Dù chỉ còn rất ít người theo nghề nhưng các nghệ nhân vẫn giữ thói quen tập trung vào ngày 25 tháng Chạp để cúng tổ nghềFrom: web game casino. Dịp này, các chủ cơ sở cũng đãi tiệc tất niên cho các nghệ nhân, thợ, rồi chia thưởng Tết. Dù vậy, tiền lương và thưởng Tết cũng ngày một ít đi…

Những ngày cận 2024, các nghệ nhân ở làng nghề đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp, TPHCM) vẫn tất bật hoàn thiện các đơn hàng để kịp giao các vựa ở miền Tây, Chợ Lớn,…. Bước vào trong làng, tiếng gõ búa, tiếng dùi chạm trổ hoa văn trên những bộ lư đồng vẫn…